Cảm ứng lực là công nghệ sẽ phổ biến trên smartphone hiện nay cũng như sẽ nở rộ trong thời gian tới. Công nghệ này có gì vượt trội so với công nghệ cảm ứng điện dung thông thường? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây các bạn nhé.
Cảm ứng lực hơn gì cảm ứng điện dung thông thường?
Công nghệ cảm ứng lực là gì?
Cảm ứng lực là công nghệ cảm ứng sử dụng màn hình cảm ứng lực cho phép người dùng giao tiếp với thiết bị bằng cách nhấn với nhiều lực khác nhau
Thiết bị sử dụng công nghệ này sẽ mang lại nhiều trải nghiệm cảm ứng hơn cho người dùng, bởi ngoài thao tác chạm, vuốt, đa điểm,... đơn thuần, công nghệ cảm ứng lực còn cho phép người dùng nhấn nhẹ hay nhấn mạnh. Khi bạn tương tác với thiết bị, thông tin về lực nhấn sẽ được chuyển về phần mềm trên máy để đưa ra thao tác phản hồi tương ứng, nếu nhấn mạnh thì ra nội dung khác còn nhấn nhẹ thì lại hiện cái khác nữa.
Cảm biến cảm nhận lực nhấn khi người dùng tương tác với màn hình
Những điểm vượt trội của công nghệ cảm ưng lực so với cảm ứng điện dung
Công nghệ cảm ứng lực cung cấp thêm nhiều tính năng mở rộng khác cho người dùng như chơi game, nhắn tin văn bản hay chỉnh sửa ảnh, chỉnh sửa video,... với nhiều lực khác nhau ứng với những mục đích khác nhau.
Ví dụ, trong ứng dụng tin nhắn Messages có chứa đường link liên kết đến một trang web nào đó, nếu muốn xem trước ở dạng cửa sổ pop-up thì ấn nhẹ, còn muốn xem toàn bộ nội dung bên trong trình duyệt thì ấn mạnh. Ngoài ra, bạn có thể dùng ngón tay cái để trượt lên hoặc trượt xuống để phóng to/thu nhỏ ảnh trong camera và nhấn mạnh vào màn hình để chụp ảnh ngay lập tức.
Cảm ứng lực khiến người dùng thay đổi hoàn toàn cách điều khiển thiết bị
Những tính năng hữu ích trên hoàn toàn không thể thực hiện trên màn hình sử dụng công nghệ cảm ứng điện dung thông thường. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để mang tính năng của công nghệ cảm ứng lực lên màn hình cảm ứng điện dung, nhưng độ chân thực và "đã tay" khi thao tác sẽ hoàn toàn biến mất.
Những thiết bị sử dụng công nghệ cảm ứng lực
Hiện tại, chỉ có một số ít thiết bị được áp dụng công nghệ cảm ứng độc đáo này. Đơn cử là Apple với Force Touch trên MacBook, Apple Watch và 3D Touch trên cặp đôi iPhone 6S và 6S Plus. Ngoài ra, còn có chiếc Huawei Mate S với Knuckle sense 2.0.
Bộ đôi iPhone 6S với công nghệ cảm ứng lực mang tên 3D Touch
Công nghệ cảm ứng 3D Touch trên iPhone 6S và iPhone 6S Plus và iPhone 7 là một sự cải tiến cực kì quan trọng, vì nó sẽ thay đổi hoàn toàn cách mà người dùng tương tác với màn hình iPhone. Nếu so sánh với công nghệ Force Touch hiện có trên Apple Watch hay Trackpad của MacBook 12 inch, thì công nghệ cảm ứng 3D Touch sẽ có độ nhạy hơn, khi có thêm hai trải nghiệm đa chạm mới là Peek (ấn nhẹ) và Pop (ấn mạnh) bên cạnh thao tác chạm (touch) truyền thống. Nhờ vậy, màn hình công nghệ 3D Touch có thể nhận được nhiều lệnh hơn, từ đó có thêm nhiều tính năng thú vị và tăng sự tương tác giữa người dùng và iPhone.
Cảm ứng lực được nhận định là công nghệ sẽ thu hút nhiều sự chú ý trong tương lai, vì vậy các nhà sản xuất đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển công nghệ cảm ứng này, mà gần đây nhất là Synaptics ( nhà sản xuất nổi tiếng trong lĩnh vực cảm ứng, bàn rê chuột và điều khiển).
Bộ điều khiển cảm ứng ClearPad 3700 của Synaptics
Vừa qua, Synaptics vừa ra mắt bộ điều khiển cảm ứng ClearPad 3700 với khả năng nhận biết lực nhấn lên màn hình, gần giống công nghệ 3D Touch của Apple. Các nhà sản xuất Android lớn như HTC, Samsung, Sony đều đã từng dùng bộ điều khiển Synaptics trên các máy cao cấp của mình nên chúng ta có thể hi vọng một ngày nào đó chức năng cảm ứng lực sẽ được mang vào thế giới Android. Hiện con chip ClearPad 3700 đang được sản xuất hàng loạt và dự kiến sẽ có mặt trên các mẫu smartphone mới sớm nhất vào đầu năm 2016.
3D Touch, Force Touch, ClearForce, Knuckle sense 2.0 và còn nhiều cái tên nữa sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách mà người dùng tương tác với màn hình cảm ứng. công nghệ cảm ứng lực đang và sẽ trở thành xu hướng trên nhiều thiết bị công nghệ chứ không riêng gì smartphone.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: